Sáng 4.11,ávànghômnayVàngnhẫntiếnsáttriệuđồdiscord giá vàng miếng tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC tăng giảm ngược nhau. Cụ thể, SJC giảm 50.000 đồng ở chiều mua vào so với hôm qua, xuống còn 69,6 triệu đồng nhưng tăng 50.000 đồng ở chiều bán ra, lên 70,4 triệu đồng. Riêng vàng nhẫn 4 số 9 được SJC tăng 100.000 đồng ở cả hai chiều, đưa giá mua lên 58,85 triệu đồng và bán ra lên 59,85 triệu đồng.
Chênh lệch mua bán vàng miếng SJC ở mức 800.000 đồng và vàng nhẫn tiếp tục duy trì 1 triệu đồng mỗi lượng. Vàng nhẫn SJC đang ở vùng đỉnh cao nhất từ trước đến nay và hướng đến mức 60 triệu đồng một lượng.
Giá vàng thế giới tăng lên 1.993,2 USD/ounce, cao hơn 8 USD so với hôm qua. Đồng bạc xanh tăng trở lại khi nhiều nhà đầu tư cho rằng Mỹ sẽ không duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ quá lâu.
Kết thúc cuộc họp mới đây, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vẫn để ngỏ khả năng có thể tăng lãi suất thêm 1 đợt để đưa lạm phát về mục tiêu 2%. Tuy nhiên, dữ liệu về tăng trưởng việc làm của Mỹ chậm hơn dự kiến trong tháng 10, trong khi lạm phát tiền lương hạ nhiệt cho thấy các điều kiện thị trường lao động đang nới lỏng. Số liệu cho thấy các nhà tuyển dụng đã tạo thêm 150.000 việc làm trong tháng 10, thấp hơn mức 180.000 mà các nhà kinh tế dự đoán trước đó. Thị trường lao động yếu đi có thể là điều kiện để Fed phải xem xét lại khả năng tăng lãi suất cao hơn.
Bên cạnh đó, đồng USD cũng quay đầu đi xuống và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một tháng sau dữ liệu này cũng là động lực hỗ trợ vàng tăng giá. Hay căng thẳng ở khu vực Trung Đông cũng khiến cho tài sản an toàn như kim loại quý được chú ý nhiều hơn.
Tuy nhiên, kim loại quý chưa thể đạt trở lại ngưỡng 2.000 USD/ounce. Theo ông Craig Erlam, nhà phân tích thị trường cấp cao tại OANDA, mức giá 2.000 USD/ounce là rào cản tâm lý lớn đối với vàng và các chỉ báo động lượng cho thấy đây có thể là thời điểm giá vàng giằng co.